Thứ hai, 21/10/2024, 07:40

Hoài Đức có 95 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Với 52/54 làng có nghề, những năm qua, để thúc đẩy làng nghề phát triển, huyện Hoài Đức đã tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là hướng đi nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng phường, quận.
Tiêu chuẩn OCOP có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm “thuần Việt”. Không chỉ vậy, việc thực hiện thành công chương trình còn góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” - OCOP.

Tiêu chuẩn OCOP là gì?

OCOP ( One Commune, One Product) là chương trình mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Chương trình này khởi nguồn từ xứ Phù Tang từ thập niên 70 của TK trước. Tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 40 quốc gia học tập, triển khai thành công, đạt được những thành tựu to lớn từ chương trình này. Thực chất, đây là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Mục đích chính là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Mục tiêu của OCOP có thể thấy rất rõ. Đó là phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn. Từ đó thực hiện tốt tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình nông thôn mới.

Tại sao sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được chú trọng?

So với các sản phẩm thuộc lĩnh vực chứng nhận khác thì những sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được chú trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chuộng những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận VietGap hay ISO 22000:2018. Có thể kể tới những lý do khiến sản phẩm đạt tiêu chuẩn này được chú trọng như sau:

  • Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,.... Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau, từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.
  • Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO,...
  • Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh.
  • Sản phẩm OCOP được đầu tư, chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm.
  • Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm từ 4 sao sẽ do cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng.
  • Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện được sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.

Bức tranh tại Huyện Hoài Đức

Hiện nay, toàn huyện Hoài Đức có 52/54 làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận. Nhận diện, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế để đạt tiêu chuẩn OCOP, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, huyện Hoài Đức đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đến nay, huyện có 95 sản phẩm OCOP của 36 doanh nghiệp và hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại 14/20 xã, thị trấn trên địa bàn được công nhận. Trong đó, sản phẩm thực phẩm chiếm 90%, đây là các sản phẩm đặc sắc đến từ các làng nghề truyền thống của huyện.
Để những sản phẩm OCOP đã được công nhận phát huy hết giá trị thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu, huyện cũng tích cực hỗ trợ các sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng do các sở, ngành tổ chức để đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Hoài Đức đã có 95 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Có thể nói, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP" đã tạo ra "sân chơi" bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, phát huy những giá trị tiềm năng của các làng nghề, đặc sản vùng miền. Thông qua đó, đưa được nhiều sản phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng, góp phần thiết thực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tại Hoài Đức, trong 3 năm (2019 - 2021), các xã đã có 68 sản phẩm OCOP (7 sản phẩm 3 sao, 60 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao); 62 sản phẩm (chiếm 91,2%) thuộc nhóm thực phẩm, 6 sản phẩm (chiếm 8,8%) thuộc nhóm đồ lưu niệm - nội thất - trang trí; đã có 25 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó 16% là các HTX, 28% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 56% là cơ sở/hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết.

Tuy nhiên, để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, Chương trình OCOP sẽ được huyện đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng và số lượng sản phẩm trên địa bàn; đợt 1, huyện đã được đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm với 6 sản phẩm tiềm năng 4 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 3 sao; đợt 2, hội đồng huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 10 sản phẩm trình hội đồng thành phố xem xét. Luỹ kế đến nay, huyện đã có 95 sản phẩm OCOP của 36 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất ở 14/20 xã, thị trấn trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, để các sản phẩm OCOP được nhiều người tiêu dùng biết đến, huyện đã và đang tích cực hỗ trợ để sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, do các sở, ngành thành phố tổ chức, nhằm đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ. Năm 2022, huyện đã phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội tổ chức 2 hội chợ (gắn với sự kiện) gồm: hội chợ giống - vật tư, thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố với 100 gian hàng (huyện Hoài Đức có 10 gian hàng tham gia).

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận chia sẻ: trong năm vừa qua, việc ra mắt điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thứ 3 (tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương, Cụm công nghiệp Di Trạch, xã Di Trạch), với nhiều sản phẩm làng nghề (thực phẩm chế biến sẵn, hoa quả, rau xanh…), nhằm quảng bá và phát huy giá trị sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề truyền thống của huyện; tạo cơ hội xúc tiến thương mại, giúp người dân biết, ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm an toàn. 

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội)


Thủ tướng
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay400
  • Tháng hiện tại6,739
  • Tổng lượt truy cập96,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây